Đó là tựa bài đăng trên báo TN hôm nay, còn nội dung bài viết, trừ những phần trích dẫn người khác, là ... của tôi! :-)
Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130303/cong-bang-cho-truong-ngoai-cong-lap-ky-6-vai-tro-nha-nuoc-quyet-dinh-thanh-bai.aspx
Xin chép lại nội dung ở đây để lưu và chia sẻ với các bạn.
Và cũng cám ơn báo Thanh Niên đã ủng hộ và đăng ý kiến của tôi trên báo hôm nay.
--------
Cùng điểm xuất phát, nước phát triển, nước thụt lùi
Lịch sử phát triển ĐH tư của Malaysia và Việt Nam ban đầu khá giống nhau: Cả hai đều bắt đầu vào thập niên 1990; khi mới ra đời đều bị xã hội xem như trường "hạng hai" so với các trường ĐH công lập truyền thống lâu đời và là lựa chọn cho những người không thể vào được trường công lập.
Thế nhưng đoạn đường phát triển của ĐH tư ở 2 quốc gia hoàn toàn khác nhau. Trong hơn 2 thập niên qua, giáo dục ĐH tư nhân của Malaysia phát triển khá thuận lợi cả về số lượng lẫn chất lượng. Hiện nay, tỷ lệ người học ở khối trường ĐH tư của nước này đến gần 50%. Từ chỗ ĐH chỉ được đào tạo ở trình độ thấp như các chứng chỉ nghề ngắn hạn, khóa học trung cấp, CĐ hoặc phải liên kết với các trường nước ngoài để có thể đào tạo trình độ ĐH, đến nay đã có nhiều trường tư đào tạo từ cử nhân đến tiến sĩ. Không những thế, các trường ĐH tư của Malaysia còn thu hút được khá nhiều sinh viên quốc tế đến học, thậm chí một số trường trở thành tên tuổi lớn, là niềm tự hào của nền giáo dục quốc gia.
Trong khi đó, tại Việt Nam con đường phát triển của ĐH tư lại gập ghềnh với nhiều khúc quanh. Cho đến nay ĐH tư chỉ mới thu hút được 15% tổng số sinh viên theo học, và khả năng đạt 40% vào năm 2020 vẫn còn là một câu hỏi lớn, đặc biệt khi xét đến những khó khăn mà các trường tư của Việt Nam đã và đang gặp phải những năm gần đây trong việc thu hút sinh viên.
Cần chính sách minh bạch và ổn định
Khi so sánh các chính sách đối với trường tư của Malaysia và Việt Nam, có thể thấy vai trò chính của nhà nước có tác động lớn nhất đến sự thành bại của ĐH tư.
Tại Việt Nam, tất cả các trường ĐH tư đều được quản lý chặt chẽ bởi cùng những quy định vốn được xây dựng để quản lý các trường ĐH công. Chẳng hạn cho đến nay, chúng ta vẫn tổ chức thi tuyển sinh “3 chung” cho tất cả thí sinh vào các trường ĐH dù công hay tư.
Sự hỗ trợ của nhà nước là hợp lý và công bằng vì giáo dục là một loại hàng hóa đặc biệt. Nhưng hiện nay nhà nước không hề có chính sách nào hỗ trợ trường ngoài công lập mà để mặc các trường tự bươn chải, thậm chí dường như còn có tâm lý các trường không tuyển sinh được đều do kém cỏi.
Là một người học, nếu 2 trường có chất lượng tương đương nhưng một trường phải đóng tiền gấp 3 - 4 lần trường kia thì có ai dại gì lại chọn trường đắt tiền? Chưa kể, trường tư ra đời sau nên cần thời gian "nuôi dưỡng" để phát triển và trưởng thành thì mới có thể tương đương những trường công kỳ cựu được. Sao lại lấy những sai sót, yếu kém của một loại hình trường sinh sau đẻ muộn để so sánh với những trường kỳ cựu, được nhà nước đầu tư từ cơ sở vật chất, đất đai, nhân lực, lại có sẵn thương hiệu… Thực ra, những trường ĐH công ở địa phương hay hệ tại chức, văn bằng 2 của trường công cũng rất kém, vậy ai chịu trách nhiệm? Trong khi tiền để hỗ trợ cho các trường công (yếu kém) này hoạt động chính là tiền thuế của dân.
Ngoài ra, mọi người dân đều đóng thuế, tại sao khi đi học chỉ có những người vào được trường công mới được nhà nước hỗ trợ? Điều này không công bằng với người học. Nhà nước không hỗ trợ cho trường mà phải hỗ trợ cho chính người học, tức là nếu sinh viên trường công được bao cấp 3 triệu đồng/năm thì thì sinh viên trường tư (cùng một đối tượng) cũng phải được như vậy. Học phí trường công chỉ 6 triệu vì đã được nhà nước cấp 3 triệu, thì khi học phí trường tư 20 triệu sinh viên sẽ chỉ phải đóng 17 triệu, còn nhà nước sẽ cấp cho trường tư thêm 3 triệu cho mỗi đầu sinh viên theo học. Đó là chính sách đã được thực hiện ở Mỹ qua các chương trình hỗ trợ người học, không phân biệt học trường công hay trường tư.
Để phát triển hệ thống các trường ngoài công lập ở VN, cần phải thực hiện những điều sau:
Có một quy hoạch rõ ràng ngay từ đầu về vai trò, vị trí của từng loại hình trường, sao cho có sự khác biệt về thị phần để 2 loại trường này không cạnh tranh mà bổ sung cho nhau.
Có tiêu chuẩn rõ ràng, minh bạch và ổn định về các yêu cầu chất lượng để quản lý trường (cả công lẫn tư) và có hệ thống giám sát tốt, nghiêm ngay từ đầu.
Ở Việt Nam, tư tưởng coi trường ĐH như một doanh nghiệp đang quá phổ biến. Cần khuyến khích thị trường hóa giáo dục, chứ không nên khuyến khích thương mại hóa giáo dục. Thị trường hóa là tạo cơ chế để các trường cạnh tranh công bằng nhưng mục tiêu tối thượng vẫn là giáo dục chứ không phải lợi nhuận. Còn thương mại hóa là xem giáo dục như ngành kinh doanh để kiếm tiền, coi ĐH như doanh nghiệp.
Việc ấn định ra mức điểm sàn chung cho tất cả các trường ĐH trên toàn quốc là không hợp lý và không cần thiết. Bộ GD-ĐT có trách nhiệm xác định chỉ tiêu tuyển sinh được cấp ngân sách cho các trường ĐH công lập nên có thể ấn định mức điểm sàn cho hệ thống trường này để bảo đảm chất lượng đầu vào cũng như hạn chế việc chạy theo số lượng. Các trường ĐH ngoài công lập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập bậc ĐH ngày càng gia tăng của người dân mà không tốn ngân sách giáo dục của nhà nước, nên việc ấn định mức điểm sàn dựa vào kết quả một kỳ thi đại học gồm 3 môn để tước bỏ quyền học tiếp lên bậc ĐH của một số lượng rất lớn học sinh đã tốt nghiệp THPT là không hợp lý.
Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130303/cong-bang-cho-truong-ngoai-cong-lap-ky-6-vai-tro-nha-nuoc-quyet-dinh-thanh-bai.aspx
Xin chép lại nội dung ở đây để lưu và chia sẻ với các bạn.
Và cũng cám ơn báo Thanh Niên đã ủng hộ và đăng ý kiến của tôi trên báo hôm nay.
--------
Công bằng cho trường ngoài công lập - Kỳ 6: Vai trò nhà nước quyết định thành bại
04/03/2013 3:15Loạt bài Công bằng cho trường ngoài công lập nhận được nhiều ý kiến góp ý thẳng thắn, chân tình và quyết liệt của các chuyên gia giáo dục, với mong muốn nhà nước sẽ có những quyết sách phù hợp giúp hệ thống trường tư phát triển đúng vai trò của nó.
>> Công bằng cho trường ngoài công lập - Kỳ 5: Đi ngược lại chủ trươngCùng điểm xuất phát, nước phát triển, nước thụt lùi
Lịch sử phát triển ĐH tư của Malaysia và Việt Nam ban đầu khá giống nhau: Cả hai đều bắt đầu vào thập niên 1990; khi mới ra đời đều bị xã hội xem như trường "hạng hai" so với các trường ĐH công lập truyền thống lâu đời và là lựa chọn cho những người không thể vào được trường công lập.
Thế nhưng đoạn đường phát triển của ĐH tư ở 2 quốc gia hoàn toàn khác nhau. Trong hơn 2 thập niên qua, giáo dục ĐH tư nhân của Malaysia phát triển khá thuận lợi cả về số lượng lẫn chất lượng. Hiện nay, tỷ lệ người học ở khối trường ĐH tư của nước này đến gần 50%. Từ chỗ ĐH chỉ được đào tạo ở trình độ thấp như các chứng chỉ nghề ngắn hạn, khóa học trung cấp, CĐ hoặc phải liên kết với các trường nước ngoài để có thể đào tạo trình độ ĐH, đến nay đã có nhiều trường tư đào tạo từ cử nhân đến tiến sĩ. Không những thế, các trường ĐH tư của Malaysia còn thu hút được khá nhiều sinh viên quốc tế đến học, thậm chí một số trường trở thành tên tuổi lớn, là niềm tự hào của nền giáo dục quốc gia.
Sinh viên Trường ĐHDL Thăng Long, một trong những trường ĐH tư đầu tiên của Việt Nam - Ảnh: Ngọc Thắng |
Cần chính sách minh bạch và ổn định
Khi so sánh các chính sách đối với trường tư của Malaysia và Việt Nam, có thể thấy vai trò chính của nhà nước có tác động lớn nhất đến sự thành bại của ĐH tư.
Tại Việt Nam, tất cả các trường ĐH tư đều được quản lý chặt chẽ bởi cùng những quy định vốn được xây dựng để quản lý các trường ĐH công. Chẳng hạn cho đến nay, chúng ta vẫn tổ chức thi tuyển sinh “3 chung” cho tất cả thí sinh vào các trường ĐH dù công hay tư.
Sự hỗ trợ của nhà nước là hợp lý và công bằng vì giáo dục là một loại hàng hóa đặc biệt. Nhưng hiện nay nhà nước không hề có chính sách nào hỗ trợ trường ngoài công lập mà để mặc các trường tự bươn chải, thậm chí dường như còn có tâm lý các trường không tuyển sinh được đều do kém cỏi.
Là một người học, nếu 2 trường có chất lượng tương đương nhưng một trường phải đóng tiền gấp 3 - 4 lần trường kia thì có ai dại gì lại chọn trường đắt tiền? Chưa kể, trường tư ra đời sau nên cần thời gian "nuôi dưỡng" để phát triển và trưởng thành thì mới có thể tương đương những trường công kỳ cựu được. Sao lại lấy những sai sót, yếu kém của một loại hình trường sinh sau đẻ muộn để so sánh với những trường kỳ cựu, được nhà nước đầu tư từ cơ sở vật chất, đất đai, nhân lực, lại có sẵn thương hiệu… Thực ra, những trường ĐH công ở địa phương hay hệ tại chức, văn bằng 2 của trường công cũng rất kém, vậy ai chịu trách nhiệm? Trong khi tiền để hỗ trợ cho các trường công (yếu kém) này hoạt động chính là tiền thuế của dân.
Ngoài ra, mọi người dân đều đóng thuế, tại sao khi đi học chỉ có những người vào được trường công mới được nhà nước hỗ trợ? Điều này không công bằng với người học. Nhà nước không hỗ trợ cho trường mà phải hỗ trợ cho chính người học, tức là nếu sinh viên trường công được bao cấp 3 triệu đồng/năm thì thì sinh viên trường tư (cùng một đối tượng) cũng phải được như vậy. Học phí trường công chỉ 6 triệu vì đã được nhà nước cấp 3 triệu, thì khi học phí trường tư 20 triệu sinh viên sẽ chỉ phải đóng 17 triệu, còn nhà nước sẽ cấp cho trường tư thêm 3 triệu cho mỗi đầu sinh viên theo học. Đó là chính sách đã được thực hiện ở Mỹ qua các chương trình hỗ trợ người học, không phân biệt học trường công hay trường tư.
Để phát triển hệ thống các trường ngoài công lập ở VN, cần phải thực hiện những điều sau:
Có một quy hoạch rõ ràng ngay từ đầu về vai trò, vị trí của từng loại hình trường, sao cho có sự khác biệt về thị phần để 2 loại trường này không cạnh tranh mà bổ sung cho nhau.
Có tiêu chuẩn rõ ràng, minh bạch và ổn định về các yêu cầu chất lượng để quản lý trường (cả công lẫn tư) và có hệ thống giám sát tốt, nghiêm ngay từ đầu.
Muốn đẳng cấp, cần phi lợi nhuận Theo nhiều chuyên gia, muốn có các trường tư thục nổi tiếng về chất lượng, nên đi theo hướng phi lợi nhuận hoàn toàn. Nhưng với nhiều lý do, rất khó để xuất hiện một trường ĐH dạng này ở Việt Nam trong vài năm tới. Theo Giáo sư Phạm Phụ, các trường nổi tiếng ở nước ngoài phần lớn là trường phi lợi nhuận. Ở Mỹ, các trường ngoài công lập vì lợi nhuận chủ yếu chỉ để bồi dưỡng, thực hiện chính sách xã hội học tập. Ở Việt Nam, nhiều trường còn phải gọi là “siêu lợi nhuận”. Tuy nhiên, ở nước ta chưa có thói quen tài trợ, hiến tặng tài sản cho trường ĐH nên trông đợi một trường ĐH như vậy thì không biết đến bao giờ. Hiện tại tốt nhất vẫn là chọn hướng đi như một số nước: cổ đông góp vốn nhưng bị khống chế về lợi nhuận. Cụ thể là phần lợi nhuận thu được chia cho cổ đông chỉ nên bằng hoặc hơn một ít so với lãi suất ngân hàng, phần còn lại sẽ tái đầu tư lại cho trường. Phó giáo sư - TS Dương Anh Đức, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), khẳng định: “Hy vọng trường tư vọt lên tầng trên thì phải có trường hoạt động phi lợi nhuận như nước ngoài. Tiền đầu tư vào để phát triển giáo dục chứ không phải đầu tư như một công ty cổ phần để nhận lại lợi nhuận”. Theo tiến sĩ Phạm Thị Ly - Viện Đào tạo quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), trường không vì lợi nhuận sẽ không thể phát triển được nếu không có một hành lang pháp lý phù hợp. Đó là chính sách ưu đãi về đất đai và thuế. Nếu mọi khoản hiến tặng cho trường dân lập không vì lợi nhuận đều được miễn thuế, sẽ có nhiều doanh nhân vui lòng hiến tặng cho nhà trường. Hầu hết các trường ĐH tư ở Mỹ và châu Âu vẫn là trường phi lợi nhuận. Thế nhưng theo luật Giáo dục ĐH, các trường phát triển theo hướng phi lợi nhuận vẫn chưa được tự chủ hoàn toàn. Ông Dương Anh Đức cho rằng ở nước ngoài hầu như nhà nước không can thiệp chính sách của trường phi lợi nhuận. Đăng Nguyên - Hà Ánh (tổng hợp) |
Ý kiến
Khuyến khích thị trường hóa giáo dục chứ không phải thương mại hóa Ở Việt Nam, tư tưởng coi trường ĐH như một doanh nghiệp đang quá phổ biến. Cần khuyến khích thị trường hóa giáo dục, chứ không nên khuyến khích thương mại hóa giáo dục. Thị trường hóa là tạo cơ chế để các trường cạnh tranh công bằng nhưng mục tiêu tối thượng vẫn là giáo dục chứ không phải lợi nhuận. Còn thương mại hóa là xem giáo dục như ngành kinh doanh để kiếm tiền, coi ĐH như doanh nghiệp.
Ông Giản Tư Trung
(Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục - IRED)
Bỏ việc ấn định điểm sàn trong tuyển sinh ĐH (Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục - IRED)
Việc ấn định ra mức điểm sàn chung cho tất cả các trường ĐH trên toàn quốc là không hợp lý và không cần thiết. Bộ GD-ĐT có trách nhiệm xác định chỉ tiêu tuyển sinh được cấp ngân sách cho các trường ĐH công lập nên có thể ấn định mức điểm sàn cho hệ thống trường này để bảo đảm chất lượng đầu vào cũng như hạn chế việc chạy theo số lượng. Các trường ĐH ngoài công lập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập bậc ĐH ngày càng gia tăng của người dân mà không tốn ngân sách giáo dục của nhà nước, nên việc ấn định mức điểm sàn dựa vào kết quả một kỳ thi đại học gồm 3 môn để tước bỏ quyền học tiếp lên bậc ĐH của một số lượng rất lớn học sinh đã tốt nghiệp THPT là không hợp lý.
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống
(Nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM)
(Nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét