Loạt bài về chuẩn châu Âu này tôi đã định viết lâu rồi, từ thời còn làm việc tại Trung tâm Khảo thí của ĐHQG-HCM, nhưng mãi đến bây giờ, sau khi nghỉ khỏi ĐHQG-HCM đến gần 2 năm rồi, tôi mới tìm thấy thời gian và điều kiện để viết. Nếu còn ở trong nhà nước thì những việc như thế này có thể xin một chút kinh phí của nghiên cứu khoa học để đọc, dịch, viết, xuất bản vv, nhưng thực ra cũng rất nhiêu khê và mệt mỏi lắm. Nay ra ngoài rồi thì cứ bỏ tiền túi và thời gian riêng ra làm, làm được thì chia sẻ với ai có quan tâm, thế là ... dễ nhất!
Quay trở lại câu chuyện thời tôi còn ở ĐHQG-HCM. Lúc ấy, Trung tâm của tôi (và bản thân tôi) có làm một đề án nhằm cải cách việc thi cử tiếng Anh tại ĐHQG-HCM bằng cách dựa vào các chuẩn mực chung của quốc tế, đồng thời dựa vào một tổ chức khảo thí "khổng lồ" là Cambridge để tạo ra cái test của chính ĐHQG-HCM. Ý tưởng khá đơn giản: Mua lại câu hỏi của họ (vốn đã có sẵn) để làm lõi cho cái test của mình (trong nghề chuyên môn gọi là anchor, tức là "neo"), đồng thời tạo thêm những phần khác trong bài test theo nhu cầu của người học VN, và thực hiện nghiên cứu, chuẩn hóa các câu test do chính mình tạo thêm để cuối cùng những câu test của VN cũng trở thành những câu test được chuẩn hóa. Nói cách khác, một kiểu hợp tác để có technology transfer từ Cambridge sang VN.
Ý tưởng lớn nhưng đơn giản và theo tôi là rất hay; mọi việc cũng đang chạy được một lúc thì sau đó đề án này bị chống đối kịch liệt do nó "xâm phạm vào quyền tự do của các trường thành viên". Nôm na là như thế này: lúc ấy, mọi trường thành viên đều có quyền tạo ra cái test của mình, tự mình dạy tự mình thi tự mình cấp bằng, và mọi thứ chẳng có chuẩn mực gì cả. Trong khi trên thế giới thì việc làm test là một công việc đòi hỏi có rất nhiều hiểu biết về khoa học trắc nghiệm (cái này thì dễ, ai học rồi thì cũng biết), và quan trọng hơn, là phải có kinh nghiệm áp dụng những kiến thức này trong thực tế, và nghiên cứu thường xuyên để đảm bảo cái test của mình test cho được điều nó muốn test.
Lúc ấy, tuy thất bại trong việc tạo ra một cái test của VN (của ĐHQG-HCM) có yếu tố quốc tế thực sự (vì liên kết với Cambridge), nhưng tôi cũng làm được một việc là giới thiệu chuẩn châu Âu vào VN, vì thấy đó là xu hướng quốc tế trong một thế giới "đa chuẩn", vì lúc ấy VN có chuẩn VN (thậm chí trường nào có chuẩn của trường đó), Mỹ có chuẩn Mỹ, Anh-Úc có chuẩn Anh-Úc, và ai cũng nói rằng chuẩn của mình là đúng và chẳng có cách nào quy đổi giữa các "chuẩn" với nhau.
Nói cách khác, lúc ấy giống như thời "ngăn sông cấm chợ", không hề có sự trao đổi, liên thông - liên kết giữa các nơi, khiến cho người học cứ phải học đi học lại, thi đi thi lại và hoàn toàn không thể rõ mình đang ở chỗ nào một cách độc lập với các chuẩn kia. Chẳng hạn, nếu được 520 điểm TOEFL thì thực ra điều đó có nghĩa là gì nhỉ? Có tương đương với 650 TOEIC không, hay cao hơn hoặc thấp hơn? Mà nó là bao nhiêu khi so với IELTS hoặc các loại test khác nữa mà người VN chưa biết?
Tình trạng ấy tất nhiên không chỉ xảy ra ở VN mà còn ở trên thế giới nữa. Cho nên mới có nhu cầu tạo ra một khung quy chiếu chung của châu Âu (common European framework) về trình độ ngoại ngữ mà bây giờ ở VN người ta hiểu là chuẩn châu Âu. Và may quá, không chỉ có tôi nghĩ đến chuẩn châu Âu như một giải pháp cho VN, mà ở tận trung ương xa xôi kia cũng có những người nghĩ đến nó. Và rồi thì một ngày đẹp trời kia vào năm 2007, đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 đã ra đời, trong đó chuẩn châu Âu được chọn là cơ sở cho việc tính toán các mức trình độ cần thiết phải đạt cho các đối tượng khác nhau, như chúng ta đã biết ngày nay.
Nói thêm, ngay từ đầu (từ năm 2007) tôi cũng đã được ĐHQG-HCM đề cử tham gia đề án này, nhưng sau một lần họp đầu tiên thì không thấy ai mời nữa cho đến khoảng giữa năm 2012 thì tôi lại được mời tham gia nhưng lần này không đại diện cho ai hết mà là với tư cách chuyên gia (độc lập) về kiểm tra-đánh giá tiếng Anh, và biết rằng đề án cũng đã làm được một số việc quan trọng. Nhưng so với "tham vọng" của đề án thì có lẽ còn xa lắm mới đạt được, vì một điều đơn giản: tinh thần của chuẩn châu Âu hiện vẫn còn được hiểu rất lơ mơ, ngay từ trong giới thầy cô giáo ở ĐH và dạy ở các trường chuyên đào tạo cử nhân Anh văn, chứ đừng nói đến giáo viên phổ thông, và xa hơn nữa là các học viên tiếng Anh và toàn xã hội.
Bây giờ, xin nói về "chuẩn châu Âu". Nếu ai chưa hiểu rõ về cái "chuẩn" này thì xin giới thiệu vắn tắt rằng nó là một khung quy chiếu chung về trình độ dành cho mọi ngôn ngữ, theo đó các trình độ ngôn ngữ của một người được chia làm 6 mức thuộc 3 nhóm: sử dụng căn bản (basic users - A1 và A2); sử dụng độc lập (independent users B1 và B2); và sử dụng thành thạo (proficiency users - C1 và C2). Các bạn có thể tìm hiểu thêm ở đây: https://www.ielts.org/researchers/common_european_framework.aspx
Khi nhìn vào tên gọi của các trình độ (3 trình độ, mỗi trình độ có 2 mức cao và thấp) thì ta sẽ hiểu ngay lý do tại sao sinh viên tốt nghiệp đại học của VN phải đạt B1 rồi: nó là mức thấp nhất mà ta có thể đặt cho một người muốn sử dụng được tiếng Anh trong công việc, trong học tập và trong giao tiếp xã hội nói chung. Nếu thấp hơn trình độ này thì vẫn chưa thực sự làm được gì cả.
Bởi thấp hơn B1 thì sẽ là trình độ A tức trình độ cơ bản, với trình độ này (dù ở mức cao là A2) thì khi gặp người nước ngoài sẽ có thể chào hỏi được, nói sơ sơ về gia đình, công việc, sở thích vv, tóm lại là có thể nói chuyện chút chút khi ăn tối, dự tiệc buffet, hỏi thăm về gia đình, công việc có tốt không, nhưng không thể bàn luận bất cứ đề tài gì về văn học nghệ thuật hay khoa học kỹ thuật chính trị xã hội gì cả. Nói cách khác, chưa làm việc được, và cũng chưa thực sự trao đổi gì được với đối tác cả, mà chỉ xã giao được thôi - bắt tay, chào hỏi, nói đùa vài 3 câu quen thuộc vv.
Cũng vậy, nếu đã là giáo viên dạy tiếng Anh thì hẳn lả phải đạt C1, là trình độ thành thạo ở mức thấp nhất. Vì thành thạo có nghĩa là có thể sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác (chưa kể là phải dùng một cách hay, đẹp) để làm mẫu cho người khác học. Và thành thạo có nghĩa phải sử dụng được tiếng Anh để hiểu và diễn đạt về hầu hết mọi vấn đề, chứ không bó hẹp trong một số chủ đề nào đó. Chà, cái này thì khó đây, cho nên hiện nay tôi thấy có xu hướng hạ chuẩn giáo viên xuống mức B2 (dù có nói ra hay không).
Tôi nghĩ, để đi dạy thì đúng là không thể thấp hơn B2 được, nhưng vẫn cần phấn đấu để đạt C1 trong tương lai. Có như thế thì VN mới mong hội nhập và cạnh tranh với các nước khác trong khu vực. Nên nhớ rằng đến năm 2015 thì thị trường lao động tại VN cũng là thị trường chung của Đông Nam Á rồi. Người Việt mà kém tiếng Anh thì mấy công việc tốt tốt ở công ty nước ngoài đóng tại VN sẽ do người Phi, người Thái, người Indo đảm nhiệm hết!!!!
Nói thêm: tôi nhận thấy đa số người VN (không phải dân chuyên học tiếng Anh) được xem là có trình độ ngoại ngữ và tự tin sử dụng nó trong giao tiếp hàng ngày thực ra cũng chỉ mới đạt trình độ A2 mà thôi. Tất nhiên có thể khả năng đọc hiểu của họ cao hơn rất nhiều, nhưng đó là khi họ ngồi một mình với văn bản, có điều kiện tra cứu trên mạng, tra từ điển hoặc từ điển bách khoa vv; khi đó, trình độ văn hóa (học vấn) và kinh nghiệm làm việc của những người này đã giúp họ có thể khai thác các nguồn tài liệu bằng tiếng Anh, nhưng đó là kỹ năng thông tin chứ không phải là kỹ năng ngoại ngữ đúng nghĩa. Kỹ năng ngoại ngữ đòi hỏi người sử dụng phải sử dụng ngay lập tức trong giao tiếp trực diện, tức là tính automaticity rất cao. Và người VN đa số không có điều kiện để đạt trình độ cao hơn A2, khi xét đến tính "tự động" này.
Một bài viết thật tản mạn, xem như là bài mở đầu cho loạt bài hy vọng sẽ chứa nhiều thông tin này. Thay cho lời cuối, xin có đôi lời thổ lộ: tôi cảm thấy vô cùng sốt ruột trước tình hình dạy và học tiếng Anh tại VN, các bạn ạ! Nỗi buồn tiếng Anh của tôi hình như ngày càng lớn, than ôi!
Quay trở lại câu chuyện thời tôi còn ở ĐHQG-HCM. Lúc ấy, Trung tâm của tôi (và bản thân tôi) có làm một đề án nhằm cải cách việc thi cử tiếng Anh tại ĐHQG-HCM bằng cách dựa vào các chuẩn mực chung của quốc tế, đồng thời dựa vào một tổ chức khảo thí "khổng lồ" là Cambridge để tạo ra cái test của chính ĐHQG-HCM. Ý tưởng khá đơn giản: Mua lại câu hỏi của họ (vốn đã có sẵn) để làm lõi cho cái test của mình (trong nghề chuyên môn gọi là anchor, tức là "neo"), đồng thời tạo thêm những phần khác trong bài test theo nhu cầu của người học VN, và thực hiện nghiên cứu, chuẩn hóa các câu test do chính mình tạo thêm để cuối cùng những câu test của VN cũng trở thành những câu test được chuẩn hóa. Nói cách khác, một kiểu hợp tác để có technology transfer từ Cambridge sang VN.
Ý tưởng lớn nhưng đơn giản và theo tôi là rất hay; mọi việc cũng đang chạy được một lúc thì sau đó đề án này bị chống đối kịch liệt do nó "xâm phạm vào quyền tự do của các trường thành viên". Nôm na là như thế này: lúc ấy, mọi trường thành viên đều có quyền tạo ra cái test của mình, tự mình dạy tự mình thi tự mình cấp bằng, và mọi thứ chẳng có chuẩn mực gì cả. Trong khi trên thế giới thì việc làm test là một công việc đòi hỏi có rất nhiều hiểu biết về khoa học trắc nghiệm (cái này thì dễ, ai học rồi thì cũng biết), và quan trọng hơn, là phải có kinh nghiệm áp dụng những kiến thức này trong thực tế, và nghiên cứu thường xuyên để đảm bảo cái test của mình test cho được điều nó muốn test.
Lúc ấy, tuy thất bại trong việc tạo ra một cái test của VN (của ĐHQG-HCM) có yếu tố quốc tế thực sự (vì liên kết với Cambridge), nhưng tôi cũng làm được một việc là giới thiệu chuẩn châu Âu vào VN, vì thấy đó là xu hướng quốc tế trong một thế giới "đa chuẩn", vì lúc ấy VN có chuẩn VN (thậm chí trường nào có chuẩn của trường đó), Mỹ có chuẩn Mỹ, Anh-Úc có chuẩn Anh-Úc, và ai cũng nói rằng chuẩn của mình là đúng và chẳng có cách nào quy đổi giữa các "chuẩn" với nhau.
Nói cách khác, lúc ấy giống như thời "ngăn sông cấm chợ", không hề có sự trao đổi, liên thông - liên kết giữa các nơi, khiến cho người học cứ phải học đi học lại, thi đi thi lại và hoàn toàn không thể rõ mình đang ở chỗ nào một cách độc lập với các chuẩn kia. Chẳng hạn, nếu được 520 điểm TOEFL thì thực ra điều đó có nghĩa là gì nhỉ? Có tương đương với 650 TOEIC không, hay cao hơn hoặc thấp hơn? Mà nó là bao nhiêu khi so với IELTS hoặc các loại test khác nữa mà người VN chưa biết?
Tình trạng ấy tất nhiên không chỉ xảy ra ở VN mà còn ở trên thế giới nữa. Cho nên mới có nhu cầu tạo ra một khung quy chiếu chung của châu Âu (common European framework) về trình độ ngoại ngữ mà bây giờ ở VN người ta hiểu là chuẩn châu Âu. Và may quá, không chỉ có tôi nghĩ đến chuẩn châu Âu như một giải pháp cho VN, mà ở tận trung ương xa xôi kia cũng có những người nghĩ đến nó. Và rồi thì một ngày đẹp trời kia vào năm 2007, đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 đã ra đời, trong đó chuẩn châu Âu được chọn là cơ sở cho việc tính toán các mức trình độ cần thiết phải đạt cho các đối tượng khác nhau, như chúng ta đã biết ngày nay.
Nói thêm, ngay từ đầu (từ năm 2007) tôi cũng đã được ĐHQG-HCM đề cử tham gia đề án này, nhưng sau một lần họp đầu tiên thì không thấy ai mời nữa cho đến khoảng giữa năm 2012 thì tôi lại được mời tham gia nhưng lần này không đại diện cho ai hết mà là với tư cách chuyên gia (độc lập) về kiểm tra-đánh giá tiếng Anh, và biết rằng đề án cũng đã làm được một số việc quan trọng. Nhưng so với "tham vọng" của đề án thì có lẽ còn xa lắm mới đạt được, vì một điều đơn giản: tinh thần của chuẩn châu Âu hiện vẫn còn được hiểu rất lơ mơ, ngay từ trong giới thầy cô giáo ở ĐH và dạy ở các trường chuyên đào tạo cử nhân Anh văn, chứ đừng nói đến giáo viên phổ thông, và xa hơn nữa là các học viên tiếng Anh và toàn xã hội.
Bây giờ, xin nói về "chuẩn châu Âu". Nếu ai chưa hiểu rõ về cái "chuẩn" này thì xin giới thiệu vắn tắt rằng nó là một khung quy chiếu chung về trình độ dành cho mọi ngôn ngữ, theo đó các trình độ ngôn ngữ của một người được chia làm 6 mức thuộc 3 nhóm: sử dụng căn bản (basic users - A1 và A2); sử dụng độc lập (independent users B1 và B2); và sử dụng thành thạo (proficiency users - C1 và C2). Các bạn có thể tìm hiểu thêm ở đây: https://www.ielts.org/researchers/common_european_framework.aspx
Khi nhìn vào tên gọi của các trình độ (3 trình độ, mỗi trình độ có 2 mức cao và thấp) thì ta sẽ hiểu ngay lý do tại sao sinh viên tốt nghiệp đại học của VN phải đạt B1 rồi: nó là mức thấp nhất mà ta có thể đặt cho một người muốn sử dụng được tiếng Anh trong công việc, trong học tập và trong giao tiếp xã hội nói chung. Nếu thấp hơn trình độ này thì vẫn chưa thực sự làm được gì cả.
Bởi thấp hơn B1 thì sẽ là trình độ A tức trình độ cơ bản, với trình độ này (dù ở mức cao là A2) thì khi gặp người nước ngoài sẽ có thể chào hỏi được, nói sơ sơ về gia đình, công việc, sở thích vv, tóm lại là có thể nói chuyện chút chút khi ăn tối, dự tiệc buffet, hỏi thăm về gia đình, công việc có tốt không, nhưng không thể bàn luận bất cứ đề tài gì về văn học nghệ thuật hay khoa học kỹ thuật chính trị xã hội gì cả. Nói cách khác, chưa làm việc được, và cũng chưa thực sự trao đổi gì được với đối tác cả, mà chỉ xã giao được thôi - bắt tay, chào hỏi, nói đùa vài 3 câu quen thuộc vv.
Cũng vậy, nếu đã là giáo viên dạy tiếng Anh thì hẳn lả phải đạt C1, là trình độ thành thạo ở mức thấp nhất. Vì thành thạo có nghĩa là có thể sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác (chưa kể là phải dùng một cách hay, đẹp) để làm mẫu cho người khác học. Và thành thạo có nghĩa phải sử dụng được tiếng Anh để hiểu và diễn đạt về hầu hết mọi vấn đề, chứ không bó hẹp trong một số chủ đề nào đó. Chà, cái này thì khó đây, cho nên hiện nay tôi thấy có xu hướng hạ chuẩn giáo viên xuống mức B2 (dù có nói ra hay không).
Tôi nghĩ, để đi dạy thì đúng là không thể thấp hơn B2 được, nhưng vẫn cần phấn đấu để đạt C1 trong tương lai. Có như thế thì VN mới mong hội nhập và cạnh tranh với các nước khác trong khu vực. Nên nhớ rằng đến năm 2015 thì thị trường lao động tại VN cũng là thị trường chung của Đông Nam Á rồi. Người Việt mà kém tiếng Anh thì mấy công việc tốt tốt ở công ty nước ngoài đóng tại VN sẽ do người Phi, người Thái, người Indo đảm nhiệm hết!!!!
Nói thêm: tôi nhận thấy đa số người VN (không phải dân chuyên học tiếng Anh) được xem là có trình độ ngoại ngữ và tự tin sử dụng nó trong giao tiếp hàng ngày thực ra cũng chỉ mới đạt trình độ A2 mà thôi. Tất nhiên có thể khả năng đọc hiểu của họ cao hơn rất nhiều, nhưng đó là khi họ ngồi một mình với văn bản, có điều kiện tra cứu trên mạng, tra từ điển hoặc từ điển bách khoa vv; khi đó, trình độ văn hóa (học vấn) và kinh nghiệm làm việc của những người này đã giúp họ có thể khai thác các nguồn tài liệu bằng tiếng Anh, nhưng đó là kỹ năng thông tin chứ không phải là kỹ năng ngoại ngữ đúng nghĩa. Kỹ năng ngoại ngữ đòi hỏi người sử dụng phải sử dụng ngay lập tức trong giao tiếp trực diện, tức là tính automaticity rất cao. Và người VN đa số không có điều kiện để đạt trình độ cao hơn A2, khi xét đến tính "tự động" này.
Một bài viết thật tản mạn, xem như là bài mở đầu cho loạt bài hy vọng sẽ chứa nhiều thông tin này. Thay cho lời cuối, xin có đôi lời thổ lộ: tôi cảm thấy vô cùng sốt ruột trước tình hình dạy và học tiếng Anh tại VN, các bạn ạ! Nỗi buồn tiếng Anh của tôi hình như ngày càng lớn, than ôi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét